loading...
Home » , » ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II Môn: GDCD 9 Trường THCS Hải Trạch Đề 2

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II Môn: GDCD 9 Trường THCS Hải Trạch Đề 2

Written By: LichsudialiGDCD on Monday, September 26, 2016 | 5:48:00 AM

loading...
PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH               ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II
Trường THCS Hải Trạch            Môn: GDCD 9:   
                                                      Thời gian làm bài: 45 phút


Đề 2:

Câu 1 (3 điểm)
 Thế nào là vi phạm pháp luật? Có mấy loại vi phạm pháp luật? Đó là những loại nào? Hãy nói rõ vi phạm pháp luật dân sự? Hãy lấy 2 hành vi vi phạm pháp luật dân sự mà em biết?
Câu 2:(4 điểm)
- Lao động là gì?
- Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- Nhà nước phảI có trách nhiệm gì để bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình?
- Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động đối với trẻ em chưa thành niên?
- Để bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được thực hiện tốt, theo em học sinh cần có trách nhiệm gì?
Câu 3: (3 điểm)
- Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Theo em, kinh doanh như thế nào là đúng pháp luật?
-Thuế là gì? Vì sao pháp luật quy định công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế?

- Nhà nước phảI có trách nhiệm gì để bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền tự do kinh doan và làm tròn  nghĩa vụ đóng thuế?
PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH        ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
     Trường THCS Hải Trạch      MÔN:  GDCD 9 - 

                                                 ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3 điểm)
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội. (0,5đ)
- Có 4 loại vi phạm pháp luật: (0,25đ)
+ Vi phạm pháp luật hình sự  (tội phạm). (0,25đ)
+ Vi phạm pháp luật  hành chính. (0,25đ)                        
+ Vi phạm pháp luật dân sự. (0,25đ)
+ Vi phạm kỉ luật. (0,25đ)
- Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản(...) và quan hệ pháp luật dân sự khác, được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.... (0,5đ)
Và người có hành vi vi phạp phải chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra. (0,25đ)
- Hai việc làm về hành vi vi phạm pháp luật dân sự:
+ Thuê nhà trả không đúng hẹn; (0,25đ)
+ Vay tiền dây dưa không trả.(0,25đ)
Câu 2: (4 điểm)
* Khái niệm:
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội; (0,25 điểm)
- Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tai, phát triển của đất nước và nhân loại. (0,25 điểm)
* Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động:
- Quyền:
+ Tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm (0,25 điểm)
+ Lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình (0,25 điểm)
- Nghĩa vụ:
+ Lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước (0,25 điểm)
+ Là nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước của mỗi công dân (0,25 điểm)


* Trách nhiệm của Nhà nước:
 - Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. (0,5đ)
- Tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao động. (0,5đ)
* Quy định của pháp luật đối với trẻ em:
- Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc(0,25đ)
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc nặng  nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại. (0,25đ)
- Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi; (0,25đ)
- Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động. (0,25đ)
* Trách nhiệm của học sinh:
- Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (0,25 điểm)
- Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (0,25 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề, quy mô kinh doanh (0,5 điểm)
- Kinh doanh đúng pháp luật:
+ Kê khai đúng số vốn (0,25 điểm)
+ Kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh (0,25 điểm)
+ Không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm (0,25 điểm)                                                                                                                                                                - Thuế là một phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.(0,5đ)
- Công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế nhằm:
+ Ổn định thị trường (0,25đ)
+ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế (0,25đ)
+ Góp phần  đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước. (0,25đ)
- Trách nhiệm của công dân:
+ Phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh Và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đống thuế; (0,25đ)
+ Góp phần phát triển kinh tế của đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh. (0,25đ)
* Quy định của pháp luật đối với trẻ em:
- Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc(0,5đ)
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc nặng  nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại. (0,5đ)

- Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động. (0,5đ)
loading...

0 nhận xét:

Post a Comment

loading...
loading...