loading...
Home » , » ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II Môn: GDCD 9 Trường THCS Hải Trạch

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II Môn: GDCD 9 Trường THCS Hải Trạch

Written By: LichsudialiGDCD on Monday, September 26, 2016 | 5:46:00 AM

loading...
PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH               ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II
Trường THCS Hải Trạch           Môn: GDCD 9:
                                                       Thời gian làm bài: 45 phút


Đề 1:

Câu 1: ( 3 điểm)
- Hôn nhân là gì? Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân như thế nào?
Câu 2: :(4 điểm)
- Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước  và quản lí xã hội của công dân? Quyền đó có ý nghĩa như thế nào với công dân khi thực hiện quyền này?
- Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội bằng cách nào?
- Theo em, “ Tham gia quản lí Nhà nước  và quản lí xã hội  là quyền  và trách nhiệm của mỗi công dân “ đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3: (3 điểm)
- Thế nào là sống có đạo đức? Thế nào là tuân theo pháp luật? Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh cần phải làm gì để đảm bảo sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH         ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II        Trường THCS Hải Trạch           MÔN:  GDCD 9 -  NĂM HỌC 2011 - 2012

                                                 ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3 điểm)
- Khái niệm.
* Hôn nhân là:
+ Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ;(0,25 điểm)
+ Trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được Nhà nước thừa nhận; (0,25 điểm)
+ Chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. (0,25 điểm)
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
* Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên; (0,25 điểm)
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (0,25 điểm)
* Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ hoặc chồng;(0,25 điểm)
- Người mất năng lực hành vi dân sự;(0,25 điểm)
- Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ ( 3 đời) ;(0,25 điểm)
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;(0,25 điểm)
- Giữa những người có cùng giới tính. (0,25 điểm)
* Thủ tục kết hôn:
- Đăng ký kết hôn nơi UBND xã, phường;(0,25 điểm)
- Được cấp giấy chứng nhận kết hôn. (0,25 điểm)

Câu 2:  (4điểm)
- Quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hộ là quyền:
+ Tham gia: - xây dựng bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội; (0,25đ)
                     - tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội. (0,25đ)
- Khi công dân thực hiện quyền này sẽ có ý nghĩa:
+ Đây là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân; (0,25đ)
+ Đẩm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ; (0,25đ)
+ Thực hiện trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội. (0,25đ)
- Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội bằng cách:
  + Trực tiếp: bàn bạc, góp ý kiến,giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ, viên chức Nhà nước ( Tự mình tham gia). ( 0.5đ)
+ Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân ( đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân) để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết ). ( 0.5đ)
- Tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của công dân là đúng: (0,25đ)
 Vì: + Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do chính nhân dân xây dựng nên để phục vụ lợi ích cho mình. (0.5 đ)
        + Vì thế, nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức Nhà nước. (0.5 đ)
         +  Đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức Nhà nước thực thi công vụ. (0.5đ)
Câu 3: (3điểm) 
* KháI niệm:
- Sống có đạo đức là:
+ suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; (0,25đ)
+ biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; (0,25đ)
+ biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; (0,25đ)
+ lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. (0,25đ)
- Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. (0.25đ)
- Sống có đạo đức và tuyân theo pháp luật sẽ có ý nghĩa:
+ Là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng. (0.25đ)
+ Làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng. (0.25đ)
- Học sinh cần: thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân thủ pháp luật: (0.25đ)
+ Học tập tốt, lao động tốt; (0,25đ)
+ Rèn luyện đạo đức, tư cách tác phong; (0,25đ)
+ Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội; (0,25đ)
+ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, đặc biệt luật giao thông đường bô.(0,25đ)
                            Hải Trạch, 10/4/2012
                                                       GVBM                                                            
                                   


                                                            Trần Thị Ngọc Oanh
loading...

0 nhận xét:

Post a Comment

loading...
loading...