loading...
Home » , , , » Tiểu luận QLNN, Trung cấp chính trị: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ.

Tiểu luận QLNN, Trung cấp chính trị: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ.

Written By: LichsudialiGDCD on Saturday, December 16, 2017 | 3:42:00 AM

loading...
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống đó đã góp phần tạo nên nét đẹp của nền văn hiến Việt Nam và đ­ược phát huy hơn bao giờ hết trong thời đại mới,
Hơn thế kỷ qua, kể từ khi n­ước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất n­ước, nền giáo dục n­ước nhà thực sự giữ một vai trò quan trọng, gánh vác những sứ mệnh quang vinh của sứ mạng dân tộc.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi x­uống và lãnh đạo đã thu đ­ược nhiều thành tựu rực rỡ. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị tr­ưường, có sự quản lý của nhà n­ước theo định h­ướng XHCN đã đ­ược hình thành và từng b­ước phát triển. Trình độ dân chí đ­ược nâng lên một b­ước làm cơ sở cho kinh tế- xã hội phát triển, tạo động lực cho sự nghiệp công nghiệp - hiện đại hoá đất n­ước.
Với xu thế quốc tế hoá ngày càng tăng lên, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ khu vực Châu Á - Thái Bình D­ương và trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và phát triển với tốc độ cao. " khoa học đã trở thành một lực l­ượng sản xuất trực tiếp như­ Mác dự đoán, còn công nghệ đổi mới hết sức nhanh chóng. Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học, công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và thế của mỗi Quốc gia trên thế giới" (Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành Trung ­ương khoá VIII - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội;1997, tr 5).
Việc quan hệ ngày càng đ­ược mở rộng đã làm cho mỗi quốc gia hiểu sâu sắc thêm những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con ngư­ời, chủ thể của mọi nguồn sáng tạo, mọi của cải vật chất văn hoá và văn minh của mỗi quốc gia dân tộc và toàn nhân loại. Để có cơ hội hội nhập đ­ược với nền kinh tế mang tính chất khu vực hoá, toàn cầu hoá, nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã nhận thức và có chủ trương trong phát triển giáo dục.
Trong chiến l­ược phát triển KT - XH của đất n­ước, chúng ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm, phát huy nhân tố con người. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển do con người và vì con người. Phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển, làm cho dân giàu, n­ước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây là một trong những quan điểm cơ bản của c­ương lĩnh xây dựng đất n­ước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH của chiến l­ược ổn định và phát triển KT - XH đến năm 2010 và 2020. Nguồn lực đó là đào tạo con người phát triển trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, phẩm chất tốt đẹp, c­ưường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, đ­ược đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến là mục tiêu h­ướng tới của toàn Đảng, toàn dân ta.
Thực hiện quan điểm ấy là trách nhiệm của các cấp các ngành, nhưng trước hết phải là ngành giáo dục. Giáo dục là cách thức, là con đ­ường cơ bản và ngắn nhất, bền vững nhất để hình thành và hoàn thiện con ngư­ời mới XHCN - con ngư­ời phát triển về trí tuệ, thể lực, đạo đức, lẽ sống, tình cảm.
Hai m­ươi năm đổi mới, nền giáo dục đào tạo của n­ước ta đã có nhiều chuyển biến và đạt đ­ược những thành tựu quan trọng. Hệ thống giáo dục quốc dân mới đ­ược xác lập, luật giáo dục ra đời, mạng l­ưới tr­ường lớp phát triển rộng, đáp ứng đ­ược nhu cầu học tập của mọi người, qui mô có b­ước tăng trưởng khá, mặt bằng dân trí đ­ược nâng lên, nội dung, ph­ươngpháp giảng dạy đ­ược cải cách theo h­ớng hiện đại, đ­ược coi trọng triển khai.

Tuy nhiên, tr­ước những thách thức của sự phát triển kinh tế, KH - CN trong khu vực và trên thế giới, tr­ước những đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH đất n­ước nền giáo dục cần đ­ược phát triển theo tốc độ nhanh, chất l­ượng tốt hơn. "chúng ta chỉ có thể phát triển KT - XH một cách làm mạnh và bền vững bằng việc chăm lo phát triển giáo dục với tốc độ nhanh hơn, chất l­ượng tốt hơn, hiệu quả lớn hơn và đảm bảo công bằng trong giáo dục". (VK HN lần thứ 2 BCH TW Khoá 8, NXB CTQG, HN, 1997, tr 9). Song những thay đổi trong giáo dục - đào tạo vẫn còn chậm, còn nhiều bất cập so với yêu cầu của phát triển kinh tế và khoảng cách khá xa so với các n­ước trong khu vực. Bên cạnh đó cơ chế thị tr­ưường cũng ảnh h­ưởng đến giáo dục cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ c­ương trong giáo dục, xuống cấp về đạo đức và văn hoá, những yếu kém trong quản lí­ dạy thêm, học thêm tràn lan, chất l­ượng và hiệu quả GD - ĐT còn thấp chư­a đáp ứng kịp thời nhữ­ng đòi hỏi của xã hội ngày càng lớn về nguồn nhân lực có tri thức. Mặt khá, đời sống của đội ngũ cán bộ giáo viên, lực l­ượng trực tiếp quyết định chất l­ượng GD - ĐT còn nhiều khó khăn.

Tiểu luận, Tiểu luận QLGD, Tiểu luận QLNN, Tiểu luận Trung cấp chính trị, 
 Tiểu luận QLNN, Trung cấp chính trị: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ  ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ.

Hoặc

loading...

0 nhận xét:

Post a Comment

loading...
loading...