loading...
SỞ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
ĐỀ
CHÍNH THỨC
|
KỲ THI HỌC
SINH GIỎI CẤP TỈNH
Môn thi:
Giáo dục Công dân
Lớp 12 THPT
Thời
gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề
này có 06 câu, gồm 01 trang.
|
ĐỀ BÀI
Câu
1 (2.0 điểm):
Thế
nào là tự hoàn thiện bản thân? Muốn tự hoàn thiện bản thân mỗi chúng ta cần
phải làm như thế nào?
Câu 2 (3.0 điểm):
“Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phải
thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển đất
nước” ( Trích Nghị quyết TW6 khoá XI – nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2013 - trang 66”.
1. Trình bày nhiệm vụ của khoa học công nghệ.
2. Quan điểm của em về chủ trương
trên.
Câu 3
(3.0
điểm):
Trình
bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.
Trách nhiệm của bản thân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?
Câu 4. (4.5 điểm):
Thế nào là vi phạm pháp luật? Vi phạm pháp
luật có những dấu hiệu cơ bản nào? Trình
bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý? Ví dụ?
Câu
5 (5.5 điểm):
Năm 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, khẳng định: “Mọi người
sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Ở nước ta, quyền bình
đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ, được ghi nhận trong Hiến pháp và
luật. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ nội dung công dân bình đẳng trước
pháp luật?
Câu 6 (2.0
điểm):
Bài tập tình huống:
Tại
một khu phố ở Thị trấn D đã xảy ra một vụ cố ý gây thương tích. Nguyên nhân là
do mâu thuẫn từ việc chiếc ô tô của anh Đăng đỗ chắn trước cửa hàng của nhà anh
Lực. Anh Lực đã yêu cầu anh Đăng rời xe đi chỗ khác. Anh Đăng chưa kịp rời, Anh
Lực đã cầm gậy đánh anh Đăng vào đầu, vào mặt và gây thương tích với tỷ lệ
thương tật là 21 %.
Câu hỏi :
1. Hành vi của anh Lực đánh anh Đăng gây thương tích đã
xâm phạm đến quyền gì của công dân ?
2. Hành vi của anh Lực đã phạm tội gì theo quy định của
Bộ luật Hình sự năm 1999?
………………….. Hết …………………
SỞ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
KỲ THI HỌC
SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học:
2013-2014
Môn thi:
Giáo dục công dân
Lớp 12 THPT
Ngày
thi: 20/03/2014
Thời
gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
HD
chấm này có 06 câu, gồm 03 trang.
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
Câu 1
(2.0)
|
Yêu cầu học sinh trình bày được những
nội dung sau:
*
Khái niệm về tự hoàn thiện bản thân:
Là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại,
không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện; phát huy ưu điểm, khắc
phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác
để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn.
*
Để tự hoàn thiện bản thân,chúng ta cần:
- Tự nhận thức đúng về những điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội
- Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản
thân theo từng mốc thời gian cụ thể
- Xác định rõ những biện pháp cần thực
hiện
- Xác định những thuận lợi đã có,
những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua các khó khăn đó
- Xác định được những người tin cậy có
thể hỗ trợ, giúp đỡ mình
- Có quyết tâm thực hiện và biết tìm
kiếm sự giúp đỡ của những người tin cậy.
|
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
|
(3.0)
|
1. Nhiệm vụ của khoa học công nghệ:Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra; cung cấp luận cứ khoa học cho việc đưa ra những chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế; nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.2. Quan điểm:- Nêu được thực trạng khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay:+ Thành tựu: Tiềm lực khoa học công nghệ đã được tăng cườngvà phát triển. Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới. Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao. (0.5đ)+ Hạn chế: Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém. Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang tính hành chính. Thị trường khoa học và công nghệ chậm phát triển.( 0.5đ)- Đánh giá chủ trương:+ Là chủ trương đúng đắn phù hợp với xu thế hiện nay, là động lực quan trọng để nước ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.(0.5đ)+ Liên hệ thực tế: Khoa học và công nghệ đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm đ?u tư phát triển trong các lĩnh vực sản xuất...( 0.5đ) |
1.0
2.0
|
3
(3.0)
|
- Phương hướng cơ bản nhằm giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay:
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động; khuyết khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên. (0.5đ)
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động.(0.5đ)
+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.(0.5đ)
- Trách nhiệm của bản thân:
+ Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số; chấp hành chính sách giải quyết việc làm; động viên người thân và những người khác cùng chấp hành đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm.(0.75đ)
+ Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn đ? tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước (0.75d)
|
1.5
1.5
|
Câu 4
(4.5)
|
* Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp
luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
* Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
- Là
hành vi trái pháp luật.
- Do
người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
-
Người có hành vi trái pháp luật có lỗi.
* Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lý:
- Vi
phạm hình sự: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy
định trong Bộ luật Hình sự. (0.5 đ)
-
Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở
việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án.(0.25 đ)
- Vi
phạm hành chính: Là hành vi do cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện, có mức độ
nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà
nước. (0.5 đ)
-
Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền,
phạt cảnh cáo,.. (0.25đ)
- Vi
phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản
và quan hệ nhân thân.(0.5 đ)
-
Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự, như: bồi thường
thiệt hại về vật chất,...(0.25 đ)
- Vi phạm kỷ luật: Là hành vi vi phạm pháp
luật liên quan đến kỷ luật lao động và công vụ nhà nước trong các cơ quan,
trường học, doanh nghiệp.(0.25đ)
-
Người vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật với các hình thức khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lượng,...(0.25
đ)
|
1.0
0.75
2.75
|
Câu
5
(5.5)
|
Yêu cầu học sinh trình bày được các
nội dung sau:
*Khái
niệm Bình đẳng trước pháp luật:
Có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ
thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị
phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách
nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
*Công
dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
Có
nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội
theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của
công dân.
- Mọi công dân đều được hưởng quyền và
phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân không
bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính, giàu, nghèo, thành phần và địa
vị xã hội.
*Công
dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là
bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề
nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy
định của pháp luật, không bị phân biệt đối xử.
- Khi công dân vi phạm pháp luật với
tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều
phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau không bị phân biệt đối xử.
*
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình
đẳng của công dân trước pháp luật.
- Nhà nước không những đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và
nghĩa vụ của mình mà còn xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi
ích của công dân.
- Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà
nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời
kì nhất định làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và
lợi ích của công dân, Nhà nước và xã hội.
(Yêu cầu học sinh lấy ví dụ ở mỗi ý.)
|
1.0
0.5
0..5
0. 5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
|
Câu 6
(2.0)
|
1. Hành vi của anh Lực đánh anh Đăng gây
thương tích đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe của công dân.
2. Hành vi của anh Lực đã phạm tội cố ý gây
thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Điều 104 (Bộ luật Hình sự
1999). Tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (0.5đ)
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% ..., thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm... (0.75 đ)
|
0.75
1.25
|
Ghi
chú:
-
Điểm toàn bài là 20.0 điểm.
-
Tùy theo mức độ bài làm của thí sinh ở
từng câu mà có thể cho điểm thích hợp./.
loading...
0 nhận xét:
Post a Comment