loading...
TRƯỜNG
THPT N.X.Ô
|
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2014 – 2015
|
||
|
Đáp án đề thi lý thuyết môn: Giáo dục công dân
|
||
(Đáp án gồm có 04 trang)
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
1
|
Anh
(chị) hãy cho biết để dạy tốt bài 2: Thực hiện pháp luật (chương trình
môn GDCD lớp 12) người giáo viên cần nắm vững những nội dung cơ bản nào?
|
6.0
|
Cần
nắm được các kiến thức:
|
||
-
Khái niệm thực hiện pháp luât.
|
0.5
|
|
-
Các hình thức thực hiện pháp luật ( 4 hình thức ) và lấy được ví dụ.
|
1.5
|
|
-
Chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật:
+ Điểm giống: Đều là những hoạt động có mục đích
nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống , trở thành những hành vi hợp pháp của người
thực hiện.
+ Điểm khác : Trong hình thức “sử dụng pháp luật”
thì chủ thể thực hiện pháp luật có thể thực hiện hoặc có thể không thực hiện
quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải
thực hiện.
|
0.5
|
|
-
Các dấu hiệu để xác định hành vi vi phạm pháp luật :
+ Là hành vi trái luât.
+ Là hành vi có lỗi ( cố
ý và vô ý)
+ Do người có năng lực
pháp lí thực hiện
|
1.0
|
|
- Nguyên nhân.
+
Khách quan: Thiếu pháp luật; pháp luật không còn phù hợp thực tế; điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn...
+
Chủ quan: Coi thường pháp luật; thiếu hiểu biết về pháp luật; cố tình vi phạm
pháp luật....
=> Trong hai nguyên nhân trên thi nguyên nhân
chủ quan là nguyên nhân chính, nguyên nhân phổ biến dẫn đến hành vi vi phạm
pháp luật.
|
0.5
|
|
- Căn cứ vào đối tượng vi phạm, mức độ và tính
chất nguy hiểm của hành vi vi phạm gây ra cho xã hội , vi phạm pháp luật được
chia làm 4 loại.
+ Nội dung của vi phạm hình sự
+ Nội dung của vi phạm hành chính
+ Nội dung của vi phạm dân sự
+ Nội dung của vi phạm kỉ luật
|
1.5
|
|
- Khái niệm trách nhiệm pháp lí
|
0.25
|
|
- Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm
dứt hành vi trái pháp luật.
+ Cải tạo, giáo dục, răn đe những người khác để
họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật...
|
0.25
|
|
2
|
“Lịch
sử đã chứng minh rằng dựng nước gắn liền với giữ nước là quy luật tồn tại và
phát triển của dân tộc ta .Ngày nay, tuy nhân dân ta đang xây dựng đất nước
trong hòa bình , nhưng các thế lực thù địch vẫn luôn dùng mọi âm mưu , thủ
đoạn tinh vi để phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”. (Giáo
dục công dân 11, NXB Giáo dục 2007, trang 110).
a. Bằng sự hiểu biết của mình, anh (chị) hãy làm sáng
tỏ nội dung trên?
b. Anh(chị)
hãy gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống?
|
5.0
|
a/
Cần làm rõ các nội dung
|
||
-
Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh
|
||
+
Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc
|
0.5
|
|
+
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
|
0.5
|
|
+
Kết hợp quốc phòng với an ninh
|
0.5
|
|
+
Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh
|
0.5
|
|
-
Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh
+
Tin tưởng chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước
+
Thường xuyên nêu cao tinh thân cảnh giác...
+
Chấp hành pháp luật về quốc phòng an ninh...
+
Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự...
+
Tích cực tham gia các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng , an ninh ở địa
phương.
|
1.0
|
|
b/
Liên hệ với các vấn đề thực tiến
|
||
-
Các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trên mặt trận kinh
tế.....
|
1.0
|
|
-
Các âm mưu thủ đoạn trên lĩnh vực chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước...
-
Các vấn đề về chủ quyền quốc gia , dân tộc.
|
1.0
|
|
3
|
Đề thi học sinh giỏi cấp trường
năm học 2014 – 2015 có câu sau:
“Trong
xã hội hiện nay, có một số người “ Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.Hãy trình
bày suy nghĩ của em về vấn đề trên? ”
Anh (chị) hãy làm đáp án cho câu
hỏi trên?
|
5.0
|
-
Hiểu được nhân phẩm, danh dự và vai trò của nhân phẩm, danh dự đối với đạo
đức cá nhân.
|
1.0
|
|
-
ý thức giữ gìn nhân phẩm, danh dự
|
1.0
|
|
-
Liên hệ thực tiễn cuộc sống
|
3.0
|
|
+
Giới nghệ sĩ: Sau ánh đèn hào nhoáng thì cũng có những “ góc tối” không lành
mạnh để rồi đánh mất hình ảnh, danh dự , phẩm giá...mà họ đã dày công khổ
luyện.
|
||
+
Quan chức: Với vấn nạn tham ô; mại lộ ( Vụ án Dương Chí Dũng; Bầu Kiên...)
|
||
+
Bác sĩ: Với tình trạng nhận “ phong bì”...
|
||
+
Và trên nhiều lĩnh vực khác: Cầu thủ bán độ bóng đá
|
||
=>
Ý nghĩa: Ở đời, để xây dựng một hình ảnh đẹp, một danh tiếng tốt, một phẩm
hạnh, một cốt cách được mọi người ghi nhận rất khó khăn, rất lâu dài. Trong
khi chỉ có một hành vi nhỏ “ Lệch
chuẩn” về đạo đức thì “Tiếng thơm” dày công xây dựng sẽ tan thành khói mây,
tiếng xấu để lại với “bia miệng” người đời...
|
||
4
|
Anh(chị)
hãy trình bày mục tiêu, đặc điểm, dấu hiệu, phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực? Những yêu cầu cơ bản về đổi mới phương pháp dạy
học môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực học sinh?
|
4.0
|
Trình
bày được:
|
||
- Dạy học theo định hướng
phát triển năng lực là dạy học theo chuẩn và định hướng kết quả/sản phẩm
đầu ra - kết quả đầu ra cuối cùng của quá trình dạy học là HS vận
dụng được kiến thức, kĩ năng đã học
vào giải quyết tình huống trong cuộc sống, nghề nghiệp.
|
0.5
|
|
-
Mục tiêu của DH định hướng NL
Dạy học định hướng NL nhằm đảm bảo chất lượng đầu
ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất
nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực
tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và
nghề nghiệp
|
0.5
|
|
- Đặc điểm của DH định hướng NL
+ Lấy người học làm trung
tâm;
+ Mục tiêu dạy học tập
trung vào vận dụng kiến thức, kĩ năng có thể quan sát và đánh giá được;
+ Nội dung dạy học thiết thực, bổ ích, gắn với
các tình huống trong thực tiễn
+ PPDH định hướng hoạt động
thực hành, hình thức học tập đa dạng. Tăng cường dạy học vận dụng giải quyết
các vấn đề thực tiễn;
+ Đánh giá và tự ĐG được tiến hành ngay trong
QTDH
|
0.5
|
|
-
Dấu hiệu của DH định hướng NL
+
Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú
+
Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh
+
Tổ chức các hoạt động khám phá bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi kích thích học
sinh tìm ra kết quả
+
Linh hoạt trong PP và ứng xử sư phạm
+
Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được ở học sinh
|
0.5
|
|
- Yêu cầu cơ bản về
ĐMPPDH môn GDCD theo ĐH PTNLHS
+ DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động HT, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết
chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
=> GV là người tổ chức và hướng dẫn - HS tiến
hành các hoạt động học tập như: nhớ lại KT cũ, phát hiện KT mới, vận dụng
sáng tạo KT đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn…
+ Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc
hiểu SGK, tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những KT đã có, biết cách
suy luận để tìm tòi và phát hiện KT mới,...
=> Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái
quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… => Từng bước phát triển năng lực
vận dụng sáng tạo của HS.
+ Tăng cường phối hợp học cá thể với học hợp
tác theo phương châm “tạo ĐK
cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”.
=> Mỗi HS vừa cố gắng tự lực học một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá
trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới.
=> Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy–trò và trò–trò
nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong
giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
+ Dạy học
GDCD phải gắn với thực tiễn cuộc sống của HS: GV
cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng
thực tế, các vấn đề trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ
cho bài giảng; khuyến khích HS liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm
hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học,
nhà trường, địa phương, đất nước trong quá trình học tập. Đặc biệt, cần tạo
cơ hội và hướng dẫn HS xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ để góp phần vào việc
cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học và địa
phương.
|
2.0
|
------- Hết -------
loading...
0 nhận xét:
Post a Comment