loading...
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong sự cạnh tranh và sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì vai trò của giáo dục đào tạo lại đặc biệt quan trọng. Các quốc gia muốn thực sự phát triển đều coi “ Giáo dục là quốc sách ưu tiên hàng đầu”; “Nước nào đầu tư nhiều nhất cho giáo dục nước đó sẽ có sự cạnh tranh mạnh nhất.” Tại phiên họp của tiểu ban giáo dục của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 27 các thành viên đều nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục “ Là chìa khoá tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn, vai trò của giáo dục là phát triển tiềm năng con người. Giáo dục là đòn bẩy mạnh mẽ nhất mà chúng ta cần cdró để tiến vào tương lai”
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong vận hội mới đầy thử thách này, Đàng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vai trò của giáo dục đào tạo. Đảng luôn xác định giáo dục và dào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp Cách mạng vinh quang của Đảng và dân tộc.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: “ Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”
Trong báo cáo chính trịi của Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội đại biẻu toàn quốc lần thứ X một lần nữa khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”. Có thể khẳng định giáo dục là khâu cực kỳ quan trọng trong qui trình từ khoa học đến sản xuất, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Tầm quan trọng của giáo dục đã rõ. Những thành tựu to lớn của giáo dục và đào tạo trong công cuộc đổi mới đất nước đã rõ. Nhưng vấn đề đặt ra cho chúng ta- những người quản lý giáo dục hôm nay, đó là chúng ta không thể phủ nhận một thực trạng hiện đang tồn tại gây nhiều bức xúc trong nhân dân: đó là hiện tượng một số trường trong nghành giáo dục chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, một bộ phận nhỏ thầy cô giáo chưa làm tròn trách nhiệm trồng người, một bộ phận không nhỏ học sinh của chúng ta chưa được giáo dục toàn diện, còn có những lời nói và hành động đi ngược lại với truyền thống tôn sư trọng đạo.
Là một Đảng viên- một cán bộ quản lý của ngành giáo dục, tôi rất tâm đắc với chương mở đầu của Hiến chương UNESCO( Uỷ ban quốc tế về giáo dục) Vì chiến tranh nảy sinh từ trong tâm trí con người cho nên phải xây dựng thành luỹ Hoà bình từ trong tâm trí con người
Hoà bình không chỉ là sự vắng bóng chiến tranh, hoà bình còn có ý nghĩa là công lý và bình đẳng cho tất cả mọi người, thực sự hiểu biết lẫn nhau, cùng chung sống hoà hợp, không có bạo lực từ bây giờ và tương lai. Hoà bình chỉ có thể được xây dựng lâu dài trên nền tảng của những giá trị do các gia đình, các thầy cô giáo và các nhà hoạt động xã hội truyền lại cho thế hệ sau. Cũng như thế, những điều tốt đẹp của mai sau phụ thuộc vào chúng ta- những người làm giáo dục của hôm nay. Và tôi đã tìm thấy sự đồng nhất trong mục tiêu học tập của UNESCO với tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. Chỉ khác nhau ở chỗ tư tưởng nhân văn sâu sắc ấy được Người diễn đạt thật giản dị:
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
Hay Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng Người
Vẫn biết thế giới nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng đang vận động và phát triển mạnh mẽ. Làm thế nào phát triển mà không mất việc làm, không mất lương tâm, tiếng nói, gốc rễ, tương lai? Xu thế toàn cầu hoá hiện nay là một làn sóng không thể tránh khỏi của cuộc sống đã và đang mang theo những thách thức không nhỏ cho những người Thày chúng ta trong việc giáo dục học sinh những giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị mang tính nhân văn.
QLGD, SKKN QLGD, NCKHSPUD QLGD,
SKKN QLGD: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NHẰM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC
Hoặc
loading...
0 nhận xét:
Post a Comment