loading...
1. Cho một kim loại A tác dụng với dung dịch nước của một muối B. Với mỗi hiện tượng thí nghiệm sau, hãy tìm một kim loại A và một muối B thỏa mãn. Viết phương trình hóa học xảy ra.
a. Kim loại mới bám lên kim loại A.
b. Dung dịch đổi màu từ vàng sang xanh.
c. Dung dịch mất màu vàng.
d. Có bọt khí và có kết tủa màu trắng lẫn kết tủa màu xanh.
e. Có bọt khí và có chất lỏng tạo ra phân thành 2 lớp.
f. Có bọt khí, có kết tủa và chất lỏng tạo ra phân thành 2 lớp.
Tải bản đầy đủ tại đây
UBND TỈNH BẮC
NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Đề
thi gồm có 02 trang)
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 -
2016
Môn: Hóa học - Lớp 12
Thời gian làm
bài: 180 phút (không kể thời gian giao
đề)
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
============
|
Câu
I. (3,0 điểm)
1. Cho
một kim loại A tác dụng với dung dịch nước của một muối B. Với mỗi hiện tượng
thí nghiệm sau, hãy tìm một kim loại A và một muối B thỏa mãn. Viết phương
trình hóa học xảy ra.
a.
Kim loại mới bám lên kim loại A.
b.
Dung dịch đổi màu từ vàng sang xanh.
c.
Dung dịch mất màu vàng.
d.
Có bọt khí và có kết tủa màu trắng lẫn kết tủa màu xanh.
e.
Có bọt khí và có chất lỏng tạo ra phân thành 2 lớp.
f.
Có bọt khí, có kết tủa và chất lỏng tạo ra phân thành 2 lớp.
2. Có
hai ion và được tạo nên từ 2 nguyên tố X, Y. Tổng số proton
trong và lần lượt là 40
và 48.
a.
Xác định các nguyên tố X, Y và các ion , .
b.
Bằng phản ứng hoá học, hãy chứng minh sự có mặt của các ion và trong dung dịch chứa hỗn hợp muối natri của chúng.
3. Cho
biết S là lưu huỳnh. Hãy tìm các chất thích hợp cho sơ đồ biến hóa sau và hoàn
thành các phương trình phản ứng hóa học.
S + (A) → (X)
S + (B) → (Y)
(Y) + (A) → (X) + (E)
(X) + (D) + (E) → (U) + (V)
(Y) + (D) + (E) → (U) + (V)
Câu
II. (3,0 điểm)
1. Một học sinh
được phân công tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí
nghiệm 1: Dẫn khí axetilen đi chậm qua dung dịch nước brom.
Thí
nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống
nghiệm đựng dung dịch NH3 dư, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ
vào, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng.
Nêu hiện tượng, viết các phương trình phản ứng hoá học
xảy ra.
2. Viết
các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau. Các chất viết ở dạng
công thức cấu tạo thu gọn.
3. Viết
các đồng phân cấu tạo mạch hở, đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2.
Trình bày phương pháp hóa học dùng để phân biệt từng chất đó. Viết phương trình
phản ứng hóa học xảy ra.
Câu
III. (3,0 điểm)
1.
Dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,1M. Hấp thụ hoàn toàn V lít
khí CO2 (đo ở đktc) vào 200 ml dung dịch X, sau phản ứng thu được
5,91 gam kết tủa. Tính V.
2. Hoà tan 86,7 gam một oleum X vào nước dư thu được dung dịch H2SO4.
Để trung hoà dung dịch H2SO4 ở trên cần 1,05 lít dung
dịch KOH 2M. Xác định công thức phân tử của X.
3. Hoà tan 5,76
gam Mg trong 200 ml dung dịch HNO3 loãng nóng dư, thì thu được dung
dịch B và 0,896 lít một chất khí A (đo ở đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu
được 37,12 gam chất rắn khan. Tính nồng độ mol/lít của HNO3 trong
dung dịch ban đầu, biết rằng lượng axit ban đầu đã lấy dư 10% so với lượng cần
cho phản ứng.
Câu
IV. (4,0 điểm)
1. Một
hợp chất hữu cơ mạch hở A (chứa C, H, O, chỉ chứa một loại nhóm chức và có mạch
cacbon không phân nhánh). Phân tử khối của A bằng 146. Cho 14,6 gam A tác dụng
với 100 ml dung dịch NaOH 2M vừa đủ thu được hỗn hợp gồm một muối và một ancol.
Xác định công thức cấu tạo của A.
2. Một
hỗn hợp hai hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A, B; cả hai đều tác dụng được
với dung dịch NaOH. Khi đốt cháy A hay đốt cháy B thì thể tích khí CO2
và hơi nước thu được đều bằng nhau (đo ở cùng điều kiện). Lấy 16,2 gam hỗn hợp
trên cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M sau đó cô cạn dung dịch
ta thu được 19,2 gam chất rắn khan. Biết A, B có số nguyên tử cacbon trong phân
tử hơn kém nhau là 1.
a.
Xác định công thức cấu tạo của A và B.
b.
Tính % khối lượng mỗi chất A, B trong hỗn hợp.
Câu
V. (4,0 điểm)
1.
Nung 8,08 gam một muối X thu được các sản phẩm khí và 1,60 gam một hợp chất rắn
Y không tan trong nước. Ở một điều kiện thích hợp, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí
vào một bình có chứa sẵn 200 gam dung dịch NaOH 1,20% thì thấy phản ứng vừa đủ
và thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,47%. Xác định
công thức phân tử của muối X, biết rằng khi nung muối X thì kim loại trong X
không thay đổi số oxi hoá.
2. Cho
từ từ khí CO đi qua ống đựng 3,2 gam CuO nung nóng. Khí thoát ra khỏi ống được
hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư tạo thành 1 gam kết tủa. Chất rắn còn
lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500 ml dung dịch HNO3 0,16M thu
được V1 lít khí NO và còn một phần kim loại chưa tan. Thêm tiếp vào
cốc 760 ml dung dịch HCl M, sau khi phản ứng xong thu thêm V2 lít khí NO.
Sau đó thêm tiếp 12 gam Mg vào dung dịch sau phản ứng thu được V3
lít hỗn hợp khí gồm H2 và N2, dung dịch chỉ chứa muối
clorua và hỗn hợp M gồm các kim loại. Biết chỉ có NO, N2 là các sản
phẩm khử của N+5, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính các giá
trị V1, V2, V3 (thể tích các khí đều đo ở đktc).
b. Xác định khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp M.
Câu
VI. (3,0 điểm)
Hai
hợp chất hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O trong phân tử và có mạch
cacbon không phân nhánh). Phân tử khối của X, Y lần lượt là MX và MY
trong đó MX< MY< 130. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm
X, Y vào nước được dung dịch E. Cho E tác dụng với NaHCO3 dư, thì số
mol CO2 bay ra luôn luôn bằng tổng số mol của X và Y, không phụ
thuộc vào tỷ lệ số mol của chúng trong dung dịch. Lấy một lượng dung dịch E
chứa 3,6 gam hỗn hợp X, Y (ứng với tổng số mol của X, Y bằng 0,05 mol) cho tác
dụng hết với Na (dư), thu được 784 ml khí H2 (ở đktc).
1.
Hỏi X, Y có chứa những nhóm chức gì?
2.
Xác định công thức phân tử của X, Y. Biết X, Y không có phản ứng tráng bạc,
không làm mất màu của nước brom.
3.
Khi tách loại một phân tử nước khỏi Y, thu được Z là hỗn hợp hai đồng phân cis-, trans- trong đó một đồng phân có thể bị tách bớt một phân tử nước
nữa tạo thành chất P mạch vòng, P không phản ứng với NaHCO3. Xác
định công thức cấu tạo của Y và viết các phương trình phản ứng thực hiện chuyển
hoá Y® Z® P.
=====Hết====
(Thí sinh chỉ được sử dụng bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học)
UBND TỈNH BẮC
NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 -
2016
Môn thi: Hoá học - Lớp 12
=========
|
Câu
I. (3,0 điểm)
1. Cho
một kim loại A tác dụng với dung dịch nước của một muối B. Với mỗi hiện tượng
thí nghiệm sau, hãy tìm một kim loại A và một muối B thỏa mãn. Viết phương
trình hóa học xảy ra.
a.
Kim loại mới bám lên kim loại A.
b.
Dung dịch đổi màu từ vàng sang xanh.
c.
Dung dịch mất màu vàng.
d.
Có bọt khí và có kết tủa màu trắng lẫn kết tủa màu xanh.
e.
Có bọt khí và có chất lỏng tạo ra phân thành 2 lớp.
f.
Có bọt khí, có kết tủa và chất lỏng tạo ra phân thành 2 lớp.
2. Có
hai ion và được tạo nên từ 2 nguyên tố X, Y. Tổng số proton
trong và lần lượt là 40
và 48.
a.
Xác định các nguyên tố X, Y và các ion , .
b.
Bằng phản ứng hoá học, hãy chứng minh sự có mặt của các ion và trong dung dịch chứa hỗn hợp muối natri của chúng.
3. Cho
biết S là lưu huỳnh. Hãy tìm các chất thích hợp cho sơ đồ biến hóa sau và hoàn
thành các phương trình phản ứng hóa học.
S + (A) → (X)
S + (B) → (Y)
(Y) + (A) → (X) + (E)
(X) + (D) + (E) → (U) + (V)
(Y) + (D) + (E) → (U) + (V)
Câu
|
Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
I
|
1
(1đ)
|
a. Fe + CuSO4® FeSO4
+ Cu
b. Cu + 2Fe3+® Cu2+ + 2Fe2+
c. 2Fe3+
+ Fe ® 3Fe2+
d. Ba + 2H2O
→ H2 + Ba(OH)2
Ba(OH)2
+ CuSO4 → BaSO4¯+ Cu(OH)2¯
e. 2Na + 2C6H5NH3Cl
(dd) → H2 + 2C6H5NH2
+ 2NaCl
f. Ba + (C6H5NH3)2SO4
(dd) → H2 + 2C6H5NH2
+ BaSO4¯
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
2
(1đ)
|
a.
Ta có hệ
pt:
=>
Vậy: X là S; Y là O
XO32- là SO32-;
XO42- là SO42-
b.
- Cho dung dịch BaCl2 vào
dung dịch hỗn hợp muối natri của 2 ion trên, lọc thu được kết tủa trắng, cho
kết tủa vào dung dịch HCl dư, thấy có khí thoát ra đồng thời còn một phần kết
tủa trắng không tan. Kết tủa trắng của
=> trong dung dịch có ion SO42-.
- Thu khí thoát ra rồi cho đi qua dung
dịch nước brôm, nếu thấy nước brom mất màu thì đó là khí SO2.
=> trong dung dịch có ion SO32-.
|
0,5đ
0,25đ
0,25đ
|
|
3
(1đ)
|
Từ
đề bài suy ra X là SO2, Y là H2S và ta có các phương
trình phản ứng sau
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
Câu
II. (3,0 điểm)
1. Một học sinh
được phân công tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí
nghiệm 1: Dẫn khí axetilen đi chậm qua dung dịch nước brom.
Thí
nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống
nghiệm đựng dung dịch NH3 dư, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ
vào, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng.
Nêu hiện tượng, viết các phương trình phản ứng hoá học
xảy ra.
2. Viết
các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau. Các chất viết ở dạng
công thức cấu tạo thu gọn.
3.
Viết các đồng phân cấu tạo mạch hở, đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2.
Trình bày phương pháp hóa học dùng để phân biệt từng chất đó. Viết phương trình
phản ứng hóa học xảy ra.
Câu
|
Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
II
|
1
(1đ)
|
+) Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Dung dịch brom nhạt màu
dần sau đó bị mất màu.
C2H2 + Br2
®
C2H2Br2
C2H2Br2
+ Br2 ® C2H2Br4
Hoặc C2H2 + 2Br2
®
C2H2Br4
+) Thí nghiệm 2:
- Hiện tượng:
*) Khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NH3 dư
có kết tủa, lắc nhẹ kết tủa tan ra
*) Thêm tiếp dung dịch glucozơ vào, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước
nóng có kết tủa trắng bám quanh ống nghiệm
AgNO3+3NH3+H2O
®
[Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
C5H11O5CHO+2[Ag(NH3)2]OH
C5H11O5COONH4+2Ag¯+ 3NH3
+ H2O
Hoặc C5H11O5CHO+2AgNO3+3NH3+H2O
C5H11O5COONH4+2Ag¯ +2NH4NO3
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
2
(1đ)
|
(1) CH3CH2CH2OH
+ CuO CH3CH2CHO + Cu + H2O
(2) 2CH3CH2CHO
+ O2 2CH3CH2COOH
(3) CH3CH2COOH
+ C2H5OH CH3CH2COOC2H5
+ H2O
(4) CH3CH2CH2OH
+ CH3COOH CH3COOCH2CH2CH3
+ H2O
(5) CH3COOCH2CH2CH3
+ NaOH CH3COONa + CH3CH2CH2OH
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
|
3
(1đ)
|
+) C3H6O2
có 3 đồng phân cấu tạo, mạch hở đơn chức
CH3CH2COOH;
HCOOCH2CH3; CH3COOCH3
+) Nhúng quỳ
tím lần lượt vào 3 mẫu thử của 3 chất trên
- Quỳ tím hóa
đỏ là: CH3CH2COOH
- Quỳ tím
không đổi màu là: HCOOCH2CH3; CH3COOCH3
+) Cho lần
lượt 2 chất: HCOOCH2CH3; CH3COOCH3
tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
- Có kết tủa trắng là HCOOCH2CH3
HCOOCH2CH3
+ 2AgNO3+3NH3+H2O
NH4OCOOCH2CH3+ 2Ag↓+ 2NH4NO3
- Không hiện tượng là CH3COOCH3
|
0,5đ
0,25đ
0,25đ
|
Câu
III. (3,0 điểm)
1.
Dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,1M. Hấp thụ hoàn toàn V lít
khí CO2 (đo ở đktc) vào 200 ml dung dịch X, sau phản ứng thu được
5,91 gam kết tủa. Tính V.
2. Hoà tan 86,7 gam một oleum X vào nước dư thu được dung dịch H2SO4.
Để trung hoà dung dịch H2SO4 ở trên cần 1,05 lít dung
dịch KOH 2M. Xác định công thức phân tử của X.
3. Hoà tan 5,76
gam Mg trong 200 ml dung dịch HNO3 loãng nóng dư, thì thu được dung
dịch B và 0,896 lít một chất khí A (đo ở đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu
được 37,12 gam chất rắn khan. Tính nồng độ mol/lít của HNO3 trong
dung dịch ban đầu, biết rằng lượng axit ban đầu đã lấy dư 10% so với lượng cần
cho phản ứng.
Câu
|
Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
III
|
1
(1đ)
|
+)
nBa(OH)2 = 0,04 mol; nNaOH = 0,02 mol
=>
X gồm: Ba2+: 0,04 mol; Na+: 0,02 mol;
nBaCO3
= 0,03 mol => CO32- : 0,03 mol
+) TH1: CO2
phản ứng hết với
CO2 +
2OH- → CO32- + H2O
0,03
¬ 0,03 mol
=>
nCO2 = 0,03 mol
=>
V = 0,672 lít
+) TH2: CO2
có phản ứng hết với CO32-
CO2 +
2OH- → CO32- + H2O
0,05¬ 0,10
→ 0,05 mol
CO2
+ H2O + CO32- → 2HCO3-
0,02
¬ 0,02 mol
=>
nCO2 = 0,07 mol
=>
V = 1,568 lít
|
0,5đ
0,5đ
|
2
(1đ)
|
+) Gọi công thức của oleum là H2SO4.xSO3
H2SO4.xSO3
+ xH2O ® (x+1) H2SO4 (1)
H2SO4
+ 2KOH ®
K2SO4 +2H2O (2)
Theo (1) và (2):
1,05 = (x +1)
Giải ra x= 6.
Vậy
công thức của oleum là H2SO4.6SO3
|
0,5đ
0,5đ
|
|
3
(1đ)
|
+)
Ta có: nMg= 0,24 mol; nA=0,04 mol
Mg
+ HNO3 ® Mg(NO3)2
+ A +H2O có thể có muối amoni
+)
Luôn có: nMg= nMg(NO3)2 = 0,24 mol
® mMg(NO3)2 = 0,24 x
148 = 35,52 gam < 37,12 gam
nên
trong dung dịch B có muối NH4NO3 với khôi lượng 1,6 gam
® nNH4NO3 =0,02 mol
+)
Có thể viết phương trình phản ứng xác định khí hoặc sử dụng phương pháp bảo
toàn số mol electron như sau:
Mg ® Mg2+
+ 2e N+5 +
8e ® N-3 N+5 + a.e ® khí A
0,24 ® 0,48 0,16 ¬0,02 0.04.a ¬0,04
0,04.a + 0,16 = 0,48® a = 8 khí A
là N2O
+) Vậy số mol HNO3 phản ứng =
10*0,02 + 10*0,04 = 0,6 mol
số mol HNO3 ban đầu
= 0,6 + 0,6*10/100 = 0,66 mol
Vậy CM
HNO3 = 3,3M
|
0,25đ
0,5đ
0,25đ
|
Câu
IV. (4,0 điểm)
1. Một
hợp chất hữu cơ mạch hở A (chứa C, H, O, chỉ chứa một loại nhóm chức và có mạch
cacbon không phân nhánh). Phân tử khối của A bằng 146. Cho 14,6 gam A tác dụng
với 100 ml dung dịch NaOH 2M vừa đủ thu được hỗn hợp gồm một muối và một ancol.
Xác định công thức cấu tạo của A.
2. Một
hỗn hợp hai hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A, B; cả hai đều tác dụng được
với dung dịch NaOH. Khi đốt cháy A hay đốt cháy B thì thể tích khí CO2
và hơi nước thu được đều bằng nhau (đo ở cùng điều kiện). Lấy 16,2 gam hỗn hợp
trên cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M sau đó cô cạn dung dịch
ta thu được 19,2 gam chất rắn khan. Biết A, B có số nguyên tử cacbon trong phân
tử hơn kém nhau là 1.
a.
Xác định công thức cấu tạo của A và B.
b.
Tính % khối lượng mỗi chất A, B trong hỗn hợp.
Câu
|
Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
IV
|
1
(2đ)
|
+)
nA= 0,1 mol; nNaOH= 0,2 mol;
A
tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối và một ancol, với tỉ lệ mol của
A:NaOH = 1:2
=>
A là este 2 chức
+) TH1: Tạo bởi axit
2 chức và ancol đơn chức
A
có công thức dạng R(COOR’)2
=>
R + 2R’=58
=>
R’=15 và R=28 => CTCT của A là CH3OOC-CH2-CH2-COOCH3
hoặc
R’=29 và R=0=> CTCT của A là C2H5OOC-COOC2H5
+) TH2: Tạo bởi axit
đơn chức và ancol 2 chức
A
có công thức dạng (RCOO)2R’
=>
2R + R’=58
=>
R=1 và R’=56 => CTCT của A là HCOO-CH2-CH2-CH2-CH2-OOCH
hoặc
R=15 và R’=28=> CTCT của A là CH3COO-CH2-CH2-OOCCH3
|
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
2
(2đ)
|
a.
+)
A, B đơn chức, mạch hở đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Vậy axit hoặc
este đơn chức. Đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
Nên A, B có dạng tổng quát : CxH2xO2 và
CpH2pO2
Hoặc
là R1COOR2 và R3COOR4
+)
Phương trình phản ứng với dung dịch NaOH
R1COOR2
+ NaOH → R1COONa + R2OH
R3COOR4 + NaOH → R3COONa + R4OH
+)
nNaOH= 0,1.2 = 0,2 mol =>
mNaOH= 0,2 x40 = 8 gam
+)
Khối lượng R2OH và R4OH: 16,2 + 8 - 19,2 = 5 gam
=> n(A,B) = n(
muối) = n(R1OH,R2OH) = n(NaOH) = 0,2 (mol)
=> = 16,2/0,2 = 81 (u)
A, B hơn kém 1 nguyên tử cacbon, với dạng
tổng quát trên tương ứng hơn kém 1 nhóm CH2.
Vậy:
A có CTPT là C3H6O2 : a mol
và B có CTPT là C4H8O2 : b
mol
=> a+ b = 0,2
74a + 88b = 16,2
=>
a = b = 0,1 (mol)
+)
muối=19,2/0,2 = 96 (u)
* TH1: Chất rắn chỉ
có 1 muối: CH3CH2COONa
=> CTCT của A là CH3CH2COOH
và B là CH3CH2COOCH3
* TH2: Chất rắn có 2
muối R1COONa < 96 và R2COONa >96
=>
có 1 muối là CH3CH2CH2COONa => B là CH3CH2CH2COOH
=>
Muối còn lại có dạng: RCOONa
0,1*(R+67)
+ 0,1*110 = 19,2 => R=15 => A là CH3COOCH3
b.
Thành
phần khối lượng trong hai trường hợp như nhau.
%mC3H6O2 = (0,1.74/16,2).100%
= 45,68% %mC4H8O2 = 54,32%
|
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
Câu
V. (4,0 điểm)
1.
Nung 8,08 gam một muối X thu được các sản phẩm khí và 1,60 gam một hợp chất rắn
Y không tan trong nước. Ở một điều kiện thích hợp, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí
vào một bình có chứa sẵn 200 gam dung dịch NaOH 1,20% thì thấy phản ứng vừa đủ
và thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,47%. Xác định
công thức phân tử của muối X, biết rằng khi nung muối X thì kim loại trong X
không thay đổi số oxi hoá.
2. Cho
từ từ khí CO đi qua ống đựng 3,2 gam CuO nung nóng. Khí thoát ra khỏi ống được
hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư tạo thành 1 gam kết tủa. Chất rắn còn
lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500 ml dung dịch HNO3 0,16M thu
được V1 lít khí NO và còn một phần kim loại chưa tan. Thêm tiếp vào
cốc 760 ml dung dịch HCl M, sau khi phản ứng xong thu thêm V2 lít khí NO.
Sau đó thêm tiếp 12 gam Mg vào dung dịch sau phản ứng thu được V3
lít hỗn hợp khí gồm H2 và N2, dung dịch chỉ chứa muối
clorua và hỗn hợp M gồm các kim loại. Biết chỉ có NO, N2 là các sản
phẩm khử của N+5, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính các giá
trị V1, V2, V3 (thể tích các khí đều đo ở
đktc).
b. Xác định khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp M.
Câu
|
Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
V
|
1
(2đ)
|
+) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mkhí
= 8,08 -1,6 = 6,48 gam
Sản phẩm khí + dung dịch NaOH → dung dịch muối 2,47%
nNaOH
= 0,06 mol
mdd muối = mkhí + mdd NaOH
= 206,48 gam → mmuối = 5,1 gam
+) Ta có sơ đồ: Khí
+ nNaOH → NanA
0,06 → 0,06/n
=> mmuối
= (23.n+A).0,06/n = 5,1 → A = 62n
=> Chỉ có cặp: n = 1, A = 62 (NO3-)
là phù hợp => muối là NaNO3
+) Vì sản phẩm khí bị hấp thụ hoàn toàn và phản ứng với
dung dịch NaOH chỉ cho được một muối duy nhất là NaNO3
=> Do đó sản phẩm khí phải bao gồm NO2 và
O2 với tỉ lệ mol tương ứng 4:1
=> muối X ban đầu là M(NO3)n.
Khi đó
4NO2
+ O2 + 2H2O → 4HNO3
HNO3
+ NaOH → NaNO3 + H2O
+) Theo phương trình tính được
nNO2
= 0,06 mol, nO2 = 0,015 mol
=> mkhí =
mNO2 + mO2 = 3,24 gam < 6,48 gam
=> Trong sản phẩm khí còn có hơi nước.
Vậy muối X phải có dạng M(NO3)n.xH2O.
+) Phản ứng nhiệt phân
2M(NO3)n.xH2O M2On
+ 2nNO2 + n/2O2 + 2xH2O
=> mY =
=> Thỏa mãn khi: n = 3, M
= 56 (Fe)
=>
mH2O = 6,48 - 3,24 = 3,24 gam => nH2O = 0,18 mol
Kết
hợp với phương trình nhiệt phân ta có
Vậy X là muối
Fe(NO3)3.9H2O
|
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
2
(2đ)
|
CuO + CO Cu + CO2 (1)
0,01 0,01
CO2
+ Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O (2)
Theo
(1) và (2): nCu = nCO2
= nCuO phản ứng = 0,01 mol
nCuO
ban đầu = = 0,04 mol
nCuO
dư = 0,04 – 0,01 = 0,03 mol
=>
Chất rắn gồm: Cu: 0,01 mol và CuO dư: 0,03 mol
+)
Khi cho chất rắn vào dung dịch HNO3:
nHNO3
ban đầu = 0,5×0,16 = 0,08 mol
CuO + 2H+ → Cu2+ + H2O (3)
0,03→ 0,06 → 0,03 mol
3Cu + 8H+
+ 2NO3-→ 3Cu2++ 2NO + 4H2O
(4)
0,03/4 ¬0,02 → 0,005 → 0,005 mol
+)
Theo (3) và (4):
V1 =
0,005×22,4 =
0,112 lít
+)
nCu tan (4) = = (mol)
Þ nCu còn dư = 0,01 -
= = 0,0025 (mol)
+)
Khi thêm dung dịch HCl vào thì:
nHCl
ban đầu = 0,76× = (mol)
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+
+ 2NO + 4H2O (5)
0,0025→ 0,02/3→ 0,005/3 → 0,005/3
mol
+)
Theo (5) Cu tan hết
Þ nNO = 0,005/3 mol
=>
V2 = ×22,4 » 0,037 lít
Sau
phản ứng (5)
Þ
+)
Khi cho Mg vào: 5Mg + 12H+
+ 2NO3- → 5Mg2+
+ N2 +6H2O (6)
0,5
« 0,5 « mol
Mg + 2H+ → Mg2+ + H2 (7)
« 0,06 ® 0,03
mol
Theo (3), (4),
(5): nNO3- = 0,08 - = mol
nMg
= = 0,5 (mol)
Theo
(6): nN2 =
nNO3- = = (mol)
nMg =
0,5 - × = (mol)
Theo
(7): nH2
=
=>
V3= VN2 + H2 =
(0,03 + )×22,4 » 1,49 lít
nMg
còn dư = - = (mol)
+)
nCu2+ = 0,04 mol
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu↓
« 0,04 → 0,04 mol
=>
Sau phản ứng, hỗn hợp kim loại M gồm:
nCu
= 0,04 mol
nMg
= - 0,04 = (mol)
+)
Vậy M gồm: mCu = 64×0,04 = 2,56 gam
mMg
= 24× = 5,92 gam
|
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
Câu
VI. (3,0 điểm)
Hai
hợp chất hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O trong phân tử và có mạch
cacbon không phân nhánh). Phân tử khối của X, Y lần lượt là MX và MY
trong đó MX< MY< 130. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm
X, Y vào nước được dung dịch E. Cho E tác dụng với NaHCO3 dư, thì số
mol CO2 bay ra luôn luôn bằng tổng số mol của X và Y, không phụ
thuộc vào tỷ lệ số mol của chúng trong dung dịch. Lấy một lượng dung dịch E
chứa 3,6 gam hỗn hợp X, Y (ứng với tổng số mol của X, Y bằng 0,05 mol) cho tác
dụng hết với Na (dư), thu được 784 ml khí H2 (ở đktc).
1.
Hỏi X, Y có chứa những nhóm chức gì?
2.
Xác định công thức phân tử của X, Y. Biết X, Y không có phản ứng tráng bạc,
không làm mất màu của nước brom.
3.
Khi tách loại một phân tử nước khỏi Y, thu được Z là hỗn hợp hai đồng phân cis-, trans- trong đó một đồng phân có thể bị tách bớt một phân tử nước
nữa tạo thành chất P mạch vòng, P không phản ứng với NaHCO3. Xác
định công thức cấu tạo của Y và viết các phương trình phản ứng thực hiện chuyển
hoá Y® Z® P.
Câu
|
Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
VI
|
1
(1đ)
|
+) Dung dịch E tác dụng với NaHCO3 sinh ra CO2
chứng tỏ X, Y chứa nhóm chức –COOH.
Gọi công thức 2 chất R1(COOH)x và R2(COOH)y
với số mol lần lượt là a, b
Khi đó số mol CO2 là ax+by = a+b, không phụ thuộc vào a, b
nên x=y=1.
+) Trong 3,6 gam X, Y
Đặt CT chung R-COOH
Khi tác dụng NaHCO3 thu được nCO2=0,05=n(A,B)
=n-COOH nên M(X,Y)=3,6/0,05=72 → MR=72 - 45=27
+) Khi phản ứng với Na tạo ra H2
với nH2=0,035 mol chứng tỏ số mol H linh động trong E là 0,035.2=0,07
> n-COOH nên X, Y vẫn còn –OH
Đặt R’(OH)k(COOH) + Na→(k+1)/2
H2
0,05 0,035
mol
→ k=0,4
<1
Với R=27 mà MX<
MY nên X không chứa –OH,
Y
chứa 1 hoặc 2 –OH (không thể là 3 vì MY<130).
Vậy
X chỉ chứa nhóm chức – COOH
Y chứa cả nhóm chức – COOH và nhóm
chức –OH
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
2
(1đ)
|
+) TH1: Y chứa 1
nhóm – OH khi đó X là R1’(COOH) a (mol)
Y
là R2’(OH)(COOH) b (mol)
Ta có
X, Y không làm mất màu nước Br2, không có
phản ứng tráng bạc nên X, Y là hợp chất no
Nghiệm thỏa mãn R1’= 15 ; R2’=28
Vậy X là CH3COOH;
Y là C2H4(OH)(COOH)
+) TH2: Y chứa 2 nhóm –OH tương tự ta tính được 4R1’
+ R2’= 118
Nghiệm thỏa mãn R1’= 15; R2’ = 41
Vậy X CH3COOH; Y là C3H5(OH)2(COOH)
|
0,5đ
0,5đ
|
|
3
(1đ)
|
+) Y tách H2O cho 2 đồng phân hình học Z1,
Z2 nên Y chỉ có thể là:
+) Z1 đun nóng, tách H2O
tạo P mạch vòng, không phản ứng NaHCO3 nên P là este vòng => Z1
dạng cis, Z2 dạng trans
|
0,25đ
0,25đ
0,5đ
|
`Ghi chú: Học sinh phải thực hiện đúng và đủ các yêu
cầu của đầu bài, kết quả làm cách khác đúng, cho điểm tối đa tương ứng.
loading...
0 nhận xét:
Post a Comment