loading...
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - LẦN 1 MÔN LỊCH SỬ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - LẦN 1
Năm
học 2015 – 2016
Môn thi : LỊCH SỬ
Ngày thi: 31/5/2016
Thời gian làm bài 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)
|
Câu 1 (3,0 điểm.
1. Tại sao nói từ đầu những năm 1990, một thời kì mới đã mở ra cho
các nước Đông Nam Á?
2. Cơ hội và thách thức của
Việt Nam khi gia nhập vào ASEAN?
Câu 2 (3,0 điểm).
Cho bảng niên biểu sau:
Thời gian
|
Sự kiện
|
2/1930
|
3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công
|
3/1930
|
Cuộc bãi công của 4000 công
nhân nhà máy sợi Nam Định
|
1/5/1930
|
Lần đầu tiên công nhân tổ chức ngày Quốc tế lao động
|
5/1930
|
Bùng nổ 54 cuộc đấu tranh
|
6,7,8/1930
|
Có 121 cuộc đấu tranh
|
12/9/130
|
8000 nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình
|
9,10/1930
|
Cả nước bùng nổ 362 cuộc đấu tranh
|
1.
Trình bày diễn biến của cao trào cách
mạng 1930 – 1931?
2. Tại sao nói cao trào cách mạng 1930
– 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 3 (2,0 điểm).
Trình
bày những bài
học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của anh (chị) về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công
cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
Câu 4 (2,0 điểm).
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ
(21/7/1954) và Hiệp định Pari (27/1/1973)? Khái quát quá trình đấu tranh của
nhân dân ta để từng bước giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi Hiệp định trên?
---------------------- HẾT ----------------------
Thí sinh không được dùng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì
thêm
Họ và Tên thí
sinh………………………
SBD…………………………………
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG
I KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA – LẦN 1
TỔ: SỬ- ĐỊA-GDCD Năm học 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
(Đề chính thức)
Ngày thi: 31 tháng 05 năm 2016
(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)
Câu
|
Yêu cầu nội dung
|
Điểm
|
1.
|
1. Tại sao nói từ đầu những năm 1990, một thời kì mới đã mở ra cho các
nước Đông Nam Á?
2. Cơ hội và thách thức của
Việt Nam khi gia nhập vào ASEAN?
|
3,0
|
1. Tại sao nói từ đầu những năm 1990, một thời kì mới đã mở ra cho các
nước Đông Nam Á?
- Từ đầu những năm 90 thế
kỷ XX “Chiến tranh lạnh” và vấn đề Cam pu chia được giải quyết,
tình hình chính trị được cải thiện, xu hướng nổi bật là mở rộng
thành viên của ASEAN
- Kết nạp thêm Việt Nam (1995),
Lào và Mianma (1997), Cam-pu-chia (1999).
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã
chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh tế.
..Năm 1992, ASEAN quyết định trong vòng 10 - 15 năm biến Đông Nam Á thành khu vực
mậu dịch tự do (AFTA). Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực ARF với
sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực…
- Tháng 11/2007, các nước kí
Hiến chương ASEAN, nhằm tạo môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc
hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
=> Như vậy từ một thời kì
mới đã mở ra cho khu vực Đông Nam Á.
2.Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN
- Cơ hội:
+ Nến kinh tế Việt
+ Ta có điều kiện để thu hút nguồn vốn, tiếp thu những
tiến bộ khoa học - kỉ thuật, học hỏi trình độ quản lí của các nuớc trong khu
vực…
+ Gia nhập ASEAN, thuận lợi để giao lưu và hợp tác về văn
hoá, giáo dục, y tế, khoa học - kỉ thuật, thể thao với các nước trong khu
vực…
- Thách thức:
+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế
nước ta có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với
nuớc ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội…
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc văn
hoá và chủ quyền của dân tộc…
|
1,5
0,25
0,5
0,5
0,25
1,5
0,75
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
|
|
2.
|
1. Trình bày diễn biến của cao
trào cách mạng 1930 – 1931?
2. Tại sao nói cao trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc tập dượt đầu
tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
|
3,0
|
1.Diễn biến của cao trào cách mạng 1930 – 1931?
- Mở đầu phong trào là cuộc bãi
công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (2/1930)…., ở nhiều nơi như
Thái Bình, Nghệ An, …nông dân liên tục nổi dây.
- Trong tháng 5/1930, trên cả nước
bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh. Nhân 1/5/1930, nhân ngày Quốc tế lao động...
Tính đến hết tháng 5/1930. Trong cả nước đã có 16 cuộc đấu tranh của công
nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh .
- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930,
cả nước có 121 cuộc đấu tranh, trong đó có 22 cuộc đấu tranh của công nhân,
95 của nông dân, và 4 của các tầng lớp khác.
- Ngày 12/9/1930, 8000 nông dân
huyện Hưng Nguyên kéo đến huyện lị, đòi giảm sưu, giảm thuế. Khi lên đến thành
phố Vinh, con số đã lên tới 30.000 người...Hệ thống chính quyền địch ở nhiều
thôn, xã tan rã…Các Xô viết ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Trong tháng 9 và 10/1930, cả
nước có 362 cuộc đấu tranh, trong đó có hơn 20 cuộc đấu tranh của công nhân,
300 cuộc đấu tranh của nông dân và hơn 10 cuộc cuả các tầng lớp khác…Thực dân
Pháp tập trung lực luợng đàn áp, khủng bố phong trào... Đến giữa năm 1931,
phong trào tạm lắng xuống.
2. Cao trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị
cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Qua thực tiễn đấu tranh cách
mạng, cao trào 1930-1931 đã chứng minh quyền lãnh đạo tuyệt đối thuộc về đảng
cộng sản và giai cấp công nhân…
- Từ trong phong trào, khối liên
minh công-nông được hình thành…
- Cao trào đã để lại cho Đảng
ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối
liên minh công-nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần
chúng đấu tranh…Vì vậy Đảng ta xem cao trào 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập
đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi của cuộc cách mạng tháng tám sau này.
|
2,0
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
1,0
0,25
0,25
0,5
|
|
3.
|
Trình bày những bài
học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của anh (chị) về việc vận dụng những
bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
|
2,0
|
- Bài học kinh
nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Đảng phải có đường lối đúng đắn, vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra chủ trương,
biện pháp cách mạng phù hợp.
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm
vụ dân tộc và dân chủ, đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước
trong mặt trận dân tộc thống nhất, tạo nên sức mạnh toàn dân..
+ Trong chỉ đạo khởi nghĩa, linh hoạt kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang...khởi nghĩa từng phần, tiến tới
Tổng khởi nghĩa... Kết hợp giữa đấu tranh và xây dựng để ngày càng vững mạnh
về tổ chức, tư tưởng và chính trị, đủ năng lực lãnh đạo cách mạng thành công.
- Trình bày suy nghĩ cá nhân:
+ Kiên định sự lãnh đạo của Đảng. Kiên quyết
bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Nhạy bén, năng động trước những biến đổi
của tình hình thế giới và trong nước để có đường lối lãnh đạo phù hợp.
+ Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy
sức mạnh dân tộc...
+ Bài học nắm bắt thời cơ, chớp thời cơ, vận
hội để hội nhập, xây
|
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
|
|
4
|
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong
Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) và Hiệp định Pari
(27/1/1973)? Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành
các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi Hiệp định trên?
|
2,0
|
- Trong Hiệp định Sơ bộ
(6/3/1946): Trước những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, nhất
là âm mưu thôn tính nước ta của thực dân Pháp, khi chúng kí Hiệp định Hoa –
Pháp (28/2/1946)…Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí bản Hiệp định sơ
bộ. Theo đó, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do, có
chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính…riêng, nằm trong Liên bang Đông
Dương và thuộc khối Liên hiệp Pháp. Như vây, Hiệp định này chỉ mới công nhận
tính thống nhất (quốc gia), nhưng chưa công nhận độc lập của nước ta. Việt
Nam còn bị ràng buộc vào Pháp.
- Trước âm mưu của Pháp, Đảng
quyết định phát động toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Dưới đường lối lãnh
đạo đúng đắn của Đảng – Bác... Ta đã giành thắng lợi trong các chiến dịch
Việt Bắc (1947), Biên giới (1950), …mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ,
buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Với Hiệp định
Giơnevơ (21/7/1954), thực dân Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ
bản của ba nước Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ.
- Sau hai năm thi hành Hiệp định
Giơnevơ, nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền…. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng, nhân dân hai miền đã anh dũng đấu tranh và giành hết thắng lợi này
đến thắng lợi khác: từ Đồng khởi năm 1960, tiến lên đánh bại các chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965),..ở miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần 1 (1965 – 1968) và lần 2 (1972), buộc Mĩ phải chấm dứt chiến
tranh..Hiệp định Pari (27/1/1973) ghi rõ: Hoa Kì và các nước cam kết tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Hoa Kì rút hết
quân viễn chinh ra khỏi miền Nam Việt Nam.…Đảng lại lãnh đạo nhân dân hai
miền đấu tranh chống địch phá hoại Hiệp định Pari, tạo thế và lực, mở cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối.
|
0,5
0,75
0,75
|
--------------------- HẾT------------------
Chú ý: Hướng
dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, nếu học sinh trình bày bằng phương pháp khác,
nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa
loading...
0 nhận xét:
Post a Comment