loading...
UBND TỈNH
BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM
HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử - Lớp 9
Thời
gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24
tháng 3 năm 2016
==========
|
A.
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Trình
bày sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Miền Nam từ thế giữ
gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 2. (3,0 điểm)
Ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của chiến
thắng Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới.
Câu 3. (3,0 điểm)
Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4. (5,0 điểm)
Hãy thống kê 6 sự
kiện lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam từ khi chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 theo mẫu sau:
Thời gian
|
Sự kiện lịch
sử
|
Trong những sự kiện lịch sử trên, sự
kiện nào quan trọng nhất đối với sự phát triển của cách mạng nước ta? Giải
thích vì sao?
B.
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)
Câu 5. (6,0 điểm)
Trình bày những nét chính về sự phát
triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ năm 1945 đến
nay. So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với phong trào
giải phóng dân tộc ở Châu Á theo yêu cầu sau: Tổ chức lãnh đạo phong trào, hình
thức đấu tranh, mức độ độc lập, sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập.
=======Hết======
Thí sinh không được sử dụng tài
liệu
Giám thị coi thi không giải thích
gì thêm
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
HƯỚNG DẪN
CHẤM
ĐỀ THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC
2015 - 2016
Môn thi: Lịch
sử - Lớp 9
(Hướng dẫn
chấm có 04 trang)
|
Câu
|
Nội Dung
|
Điêm
|
|||||||||||||||
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM
|
|||||||||||||||||
1
|
Trình bày sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Miền
Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
|
3,0
|
|||||||||||||||
- Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt
của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là phong
trào “Đồng khởi”
|
0,5
|
||||||||||||||||
- Hoàn cảnh: Trong những năm 1957 - 1959 Mỹ
- Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp, giết hại nhiều người vô tội. Trước tình
hình đó, Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ
bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
... đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân miền Nam
|
0,5
|
||||||||||||||||
- Diễn biến:
+ Thực hiện Nghị quyết của Đảng, phong trào
nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như ở Vĩnh Thạnh (Bình
Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 02/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng
08/1959. Sau đó lan rộng ra khắp miền Nam tạo thành cao trào cách mạng với
cuộc "Đồng khởi" tiêu biểu ở Bến Tre.
+ 17/01/1960 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ
Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày
với các loại vũ khí có trong tay đã đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác
ôn, giải tán chính quyền địch. Từ 3 xã điểm cuộc nổi dậy lan ra toàn huyện Mỏ
Cày và tỉnh Bến Tre.
+ Từ
Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và
một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.
|
0,25
0,5
0,25
|
||||||||||||||||
- Kết quả: Phong trào "Đồng khởi"
đã phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch ở thôn xã, UBND tự quản được thành
lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển, ruộng đất của địa chủ
cường hào bị tịch thu đem chia cho dân nghèo
|
0,5
|
||||||||||||||||
-
Ý nghĩa:
+
“Đồng khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền
Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
+
"Đồng khởi" thắng lợi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách
mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
+
Từ trong khí thế đó, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
(20/12/1960)
|
0,5
|
||||||||||||||||
2
|
Ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng
Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
|
3,0
|
|||||||||||||||
- Ý nghĩa:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn
nhất, vĩ đại nhất của nhân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược và can thiệp Mĩ, như một Bạch
Đằng, Chi Lăng ... của thế kỷ XX. Thể hiện cao độ tinh thần quyết chiến quyết
thắng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta.
|
0,5
|
||||||||||||||||
+ Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng
một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký
Hiệp định Giơ-ne-vơ thừa nhận nền độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
|
0,5
|
||||||||||||||||
+ Bảo vệ và phát triển những thành quả của
cách mạng tháng Tám giải phóng được miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực
dân Pháp trong gần một thế kỷ.
|
0,5
|
||||||||||||||||
+ Giáng một đòn nặng nề vào hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Cổ vũ
phong trào cách mạng thế giới.
|
0,5
|
||||||||||||||||
- Ảnh hưởng:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ to lớn
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đặc biệt ở Châu Á (như ở Lào,
Campuchia...), Châu Phi (như ở Angiêri, Tuynidi...). Góp phần làm thu hẹp hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
|
0,5
|
||||||||||||||||
+ Nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân.
|
0,25
|
||||||||||||||||
+ Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều
thắng lợi to lớn.
|
0,25
|
||||||||||||||||
3
|
Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam
|
3,0
|
|||||||||||||||
- Khái quát: Đến cuối 1929 do sự phát triển
của phong trào dân tộc dân chủ ở nước
ta, đặc biệt là phong trào của quần chúng công - nông phát triển mạnh, thêm
vào đó là sự khủng bố, đàn áp dã man của thực dân pháp, đặt ra yêu cầu phải
có một chính đảng lãnh đạo đấu tranh.
Tuy nhiên, ở Việt Nam lúc đó lại có 3 tổ
chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnhh hưởng...Nếu kéo dài sẽ có
nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn . Vì vậy yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam
lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo
phong trào cách mạng tiến lên.
|
0,5
|
||||||||||||||||
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đã đáp ứng
được yêu cầu của lịch sử Việt Nam lúc đó:
+ Cuối năm 1929, trước yêu cầu cấp bách của
cách mạng Việt Nam và được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, NAQ từ Xiêm về
Cửu Long
(Hương Cảng - Trung Quốc). Tại đây Người
trực tiếp triệu tập và chủ trì Hội nghị thống nhất 3 tổ chức cộng sản của
Việt Nam.
|
0,5
|
||||||||||||||||
+ Trong Hội nghị:
Người đã phân tích tình hình thế giới và trong nước. Phê phán những
hành động thiếu thống nhất... của 3 tổ chức cộng sản và nêu ra yêu cầu cấp
thiết phải thống nhất 3 tổ chức cộng sản.
|
0,5
|
||||||||||||||||
NAQ đó thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng duy
nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam .
|
0,5
|
||||||||||||||||
Người đã soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm
tắt của Đảng, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua trở thành Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng.
|
0,5
|
||||||||||||||||
- Kết
luận: Với việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo ra Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng, NAQ là người có vai trò lớn nhất trong việc giải quyết
khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
|
0,5
|
||||||||||||||||
4
|
Hãy thống kê 6 sự kiện lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam từ
khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến thắng lợi của cách mạng tháng
Tám năm 1945 theo mẫu sau:
Trong
những sự kiện lịch sử trên, sự kiện nào quan trọng nhất đối với sự phát triển
của cách mạng nước ta? Giải thích vì sao?
|
5,0
|
|||||||||||||||
Thống
kê 6 sự kiện lịch sử
Chú ý: Học sinh có thể
lấy sự kiện khác (trừ sự kiện 2/9/1945) vẫn cho điểm tối đa.
|
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
1,0
|
||||||||||||||||
b
|
-
Trong các sự kiện lich sử trên thì sự kiện 2/9/2945 Chủ tịch HCM đọc Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH là quan trọng nhất đối với sự phát
triển của cách mạng nước ta.
|
0,5
|
|||||||||||||||
-
Giải thích: Đã đánh dấu cuộc cách mạng DTDC của nhân dân ta đã giành thắng
lợi. Đã đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phát xít, phong kiến, thành lập
chính quyền công-nông lần đầu tiên ở nước ta. Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử
dân tộc là độc lập và tự do.
|
0,5
|
||||||||||||||||
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)
|
|||||||||||||||||
5
|
a/ Trình bày những nét
chính về sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu
Phi từ năm 1945 đến nay.
|
4,0
|
|||||||||||||||
-
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Phi. Phong trào nổ ra sớm
nhất ở Bắc Phi. Khởi đầu là thắng lợi của Ai Cập…
|
1,0
|
||||||||||||||||
-
Sau đó phong trào lan rộng ra các khu vực khác. Tiêu biểu là thắng lợi của
nhân dân Angiêri từ 1954 - 1962 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp
giành độc lập dân tộc.
|
1,0
|
||||||||||||||||
-
Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm Châu Phi” với 17 nước Châu Phi tuyên
bố độc lập.
|
1,0
|
||||||||||||||||
-
Sau đó nhân dân Châu Phi liên tục vùng dậy đấu tranh giành độc lập, chủ
quyền. Với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla (1975) lật đổ nền
thống trị của thực dân Bồ Đào Nha thì chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc
địa của nó về cơ bản bị tan rã. Đến năm 1993 cuộc đấu tranh của nhân dân Châu
Phi hoàn toàn thắng lợi đánh dấu bằng thắng lợi của Namibia và thắng lợi của
cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
|
1,0
|
||||||||||||||||
b/ So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc
ở Châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á theo yêu cầu sau: Tổ
chức lãnh đạo phong trào, hình thức đấu tranh, mức độ độc lập, sự phát triển
kinh tế sau khi giành độc lập.
|
2,0
|
||||||||||||||||
|
0,5
0,5
0,5
0,5
|
__________________________Hết_________________________
loading...
0 nhận xét:
Post a Comment